Lươn Đồng hay lươn ruộng có tên khoa học Monopterus albus (Asian swamp eel). Thuộc Họ Lươn (Synbranchidae). Synbranchidae là tên gọi chung của khoảng 18 loài cá trong nhóm này. Lươn đồng thuộc lớp cá xương cứng, có cơ thể giống như rắn. Nhưng không có vảy con to có khi dài đến 0,8 mét. Lươn thích môi trường sống tĩnh lặng, thường ẩn mình dưới nước. Sống trong đồng ruộng, ao hồ, sông suối, đầm lầy và trong khe đá…
Đặc điểm sinh học của lươn đồng
Đặc điểm của loài cá đồng đa phần hô hấp bằng mang. Nhưng ở lươn mang của nó đã bị thoái hóa và kém phát triển. Nên khi hô hấp, lươn nhờ vào lớp biểu bì. Còn trong khoang miệng và cổ họng làm cơ quan phụ trợ lấy không khí trực tiệp để thở.
Lươn vẫn có thể sống được ngay cả khi hàm lượng oxy trong nước rất kém. Nếu đưa lươn ra khỏi nước, chỉ cần giữ được cho da ẩm để ở nơi thoáng mát. Thì lươn có thể sống được vài ngày.
Cơ thể lươn luôn tiết ra chất nhờn. Chất nhờn này giúp cho lươn dễ dàng di chuyển, giảm được sự ma sát. Ngoài ra, nó còn có chức năng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Ngăn ngừa động thực vật ký sinh bám víu vào. Giúp lươn hạn chế được bệnh tật cũng như để thuận lợi cho sự phát triển của cơ thể. Đầu to trơn giúp nó dễ dàng luồn lách trong bùn lầy. Nó giống với cá chạch bùn nhưng thân to và dài hơn cá chạch bùn.
Hình dáng
Lươn trưởng thành dài khoảng 40 đến 80 cm. Hình dáng thân dài mỏng thân trước có dạng hình ống, đến đuôi thì mỏng dẹt. Toàn thân trơn không có vảy, đầu to tròn, môi nhọn, miệng lớn. Hàm trên, hàm dưới và xương miệng đều có răng nhỏ. Mắt nhỏ, được bao phủ bởi một lớn màng mỏng bảo vệ. Lỗ mang trái và phải được hợp nhất lại thành một nằm bên dưới cổ họng.
Tập tính của lươn đồng
Tâp tính của lươn là loài cá ăn tạp. Chủ yếu là bắt các loai động vật nhỏ làm nguồn thức ăn chính. Lươn không có kỹ năng tấn công đặc biệt, cũng không có vũ khí phòng vệ mạnh mẽ. Kỹ năng duy nhất của nó là lẫn trốn. Lươn không có vây ngực ,vây bụng, vây lưng. Vây hậu môn vì bị thoái hóa, nên chỉ để lại nếp gấp trên da. Khi còn sống thân có màu vàng nâu, vàng nhạt, vàng cam, hoặc màu xám đen. Một số ít con biến đổi gen có màu vàng trắng, dân gian ta thường gọi là lươn bạch tạng.
- Sinh hoạt
Lươn sống ở các vùng ôn đới và nhiệt đới. Có khả năng thích nghi mạnh mẽ với môi trường sống khắc nghiệt. Sinh tồn được cả ở sông ,hồ, ao, suối, mương ruộng lúa. Vào ban ngày, lươn thích ẩn mình trong bùn. Có nhiều cây thủy sinh hoặc ẩn ở hang hay trong khe đá có nước, dọc theo bờ ruộng.
- Vào ban đêm thì chúng ra khỏi hang để kiếm ăn. Lươn bắt đầu kiếm ăn vào mùa mưa từ tháng 3 đến tháng 11. Từ tháng 11 đến tháng 3 là mùa khô hạn (hoặc mùa đông ngoài Bắc). Lươn thường ẩn sâu trong hang, lươn có thể không ăn trong một thời gian dài mà cũng không chết.
Mùa sinh sản của lươn đồng trong môi trường tự nhiên
Mùa sinh sản của lươn bắt đầu thường khoảng từ tháng 4 đến tháng 10. Lươn có quá trình sinh sản và phát triền khá đặc biệt, chúng có đặc tính là đảo ngược giới tính. Tức từ giai đoạn phôi thai đến khi trưởng thành, bộ phận sinh dục của chúng ban đầu đều là giống cái.
Lươn bé dài chỉ khoảng 20 cm, sau 20 ~ 24 tháng mới đến giai đoạn trưởng thành. Khi đó chiều dài cơ thể của lươn có thể đạt được ít nhất là 30 cm. Lươn sinh sản ở khu vực gần hang, tiết ra bọt để tạo thành tổ. Trứng được thụ tinh và phát triển trên mặt nước nhờ lực nổi của bọt. Lươn cái và đực đều có tập tính bảo vệ tổ của chúng.
Những con lươn bé có chiều dài cơ thể khoảng dưới 30 ~ 34 cm đều có buồng trứng. Khi chiều dài cơ thể đạt đến khoảng 36 ~ 48 cm, một số sẽ sẽ bắt đầu đảo ngược giới tính. Vừa là đực vừa là cái trở thành loại động vật lưỡng tính. Đến khi chiều dài cơ thể phát triển hơn khoảng 52 cm. Thì buồng trứng gần như không còn nữa,vì vậy đa phần chúng là những con đực.
Phân bổ trong môi trường thiên nhiên của lươn đồng
Ở nước ta. Lươn đồng phân bố rộng rãi trong các vùng nước như đồng ruộng, ao hồ, mương, đầm lầy, sông, suối v.v.. Đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Là nơi có lượng lươn đồng sinh sản và phát triển mạnh mẽ nhất.
Giá trị kinh tế trong ngành chăn nuôi và phát triển lươn đồng
Lươn là một loài cá ăn được có giá trị kinh tế cao trong ngành nghề thủy hải sản. Ở một số quốc gia như Cambodia, Thái Lan, Myanmar, VN. Lươn được nuôi rộng rãi, được chế biến xuất khẩu như là một loại thực phẩm cao cấp.
Giá trị trong ẩm thực
Lươn không chỉ để dùng làm những món ăn ngon trong ẩm thực. Mà trong đông y, thịt của nó được xem như vị thuốc tốt. Có tác dụng bổ não, thanh nhiệt, điều hòa khí huyết. Thịt lươn có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ máu. Dân gian thường dùng lươn như là một phương pháp trị liệu. Có thể điều trị mệt mỏi, ho, bệnh trĩ, tiểu đường…
Thường xuyên ăn lươn cũng là một biện pháp chăm sóc sức khỏe. Vì nó rất bổ dưỡng. Đặc biệt là cho những người gầy yếu, suy nhược cơ thể. Người sau khi hết bệnh và phụ nữ sau khi sinh đẻ.
Thành phần dinh dưỡng của lươn đồng
Theo bảng thành phần thực phẩm Việt Nam (Vietnamese Food Composition Table). Thành phần dinh dưỡng trong 100g phần ăn được của thịt lươn có. 14,4 g Protein, 11,7 g Chất béo, 35 mg Canxi, 164 mg Phospho và 1,00 mg Sắt. Ngoài ra còn chứa nhiều loại Vitamin quan trọng khác như: Thiamine (Vitamin B1), Riboflavin (Vitamin B2), Niacin (Vitamin PP), Pantothenic Acid (Vitamin B5)… Và nhiều chất dinh dưỡng khác. Bộ phận cơ thể của Lươn hơn 60% là ăn được. Có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau. Như lươn kho, lươn xào , lẩu lươn…
Cách chế biến lươn đồng
Lươn là một loại thủy sản có lực nguẩy tương đối khỏe mạnh. Vì vậy khi giết, tốt nhất là dùng sống dao đập vào đầu. Như vậy sẽ dễ giết mổ hơn. Cách giết mổ lươn phổ biến nhất là cho một lượng muối và giấm vừa phải vào cái nồi. Cho lươn vào đó rồi đổ nước sôi vào đóng nắp lại ngay, đợi lươn chết thì lấy ra mổ bụng. Khi mổ lươn, sử dụng ba ngón tay để móc vào cổ lươn, tay còn lại giữ con dao sắc. Đâm mũi dao vào cổ bụng lươn và xẻ theo chiều dài tới đuôi lươn. Mở phần bụng ra bỏ hết nội tạng, rửa sạch rồi chế biến.
Đối tượng nên và không nên ăn lươn đồng
Nên ăn
Phù hợp cho cả trẻ và già. Người suy nhược cơ thể, thiếu máu, thấp khớp, tê liệt. Chân tay đau mỏi, tiểu đường, mỡ máu cao. Bệnh mạch vành, xơ cứng động mạch… Nên ăn thường xuyên.
Không nên ăn
Bệnh nhân bị ngứa ngoài da, kiết lỵ, hen phế quản, ung thư, ban đỏ… Không nên ăn.
Chọn mua và bảo quản lươn đồng & lươn nuôi
Dù là lươn đồng (lươn ruộng) hay lươn nuôi. Khi chọn lươn nên chọn con có da mềm, màu xám vàng, thịt chắc, ngửi không có mùi hôi. Tốt nhất là chế biến món ăn ngay sau khi giết mổ.