Lươn thủy tinh có tên khoa học là Anguilla anguilla. Tên thường gọi là cá chình Châu Âu hay lươn Châu Âu. Lươn thủy tinh là một loại cá di cư, có một vòng đời sinh trưởng phát triển của mình khá dị thường và bí ẩn. Mà cho đến nay các nhà khoa học không thể lý giải nổi.
Nghĩa là, không giống như lươn đồng, lươn thủy tinh được sinh ra trên biển. Sau đó di cư vào các vùng nước lợ và nước ngọt ở đất liền. Như cửa sông, sông, suối, ao, hồ…để sinh sống và phát triển. Trong quá trình hành trình đi tìm cuộc sống này, lươn Châu Âu phải di chuyển hàng ngàn ngàn km. Trải qua một số giai đoạn trưởng thành rất khác nhau, được đánh dấu bởi những thay đổi về màu sắc của da.
Đặc điểm sinh học của lươn thủy tinh
Lươn Châu Âu hiện được ghi nhận là sinh sản ở biển Sargasso, nằm giữa Bắc Đại Tây Dương. Trứng sau khi sinh ra nở thành ấu trùng, rồi trôi dạt theo dòng hải lưu Gulf Stream, để đến thiềm lục địa bờ biển châu âu. Cuộc hành trình này kéo dài hơn 5000 km, thường phải mất ít nhất từ 200 ngày cho đến hơn 1 năm.
Trước khi đi vào các vùng ven biển thềm lục địa. Ấu trùng biến đổi trở thành con lươn thủy tinh màu trong suốt. Và khi vào đến cửa sông chúng thường tụ tập và sinh sống ở quanh khu vực này. Một số tiếp tục di chuyển ngược dòng thâm nhập sâu vào các vùng nước ngọt trong đất liền. Những con lươn đã xâm nhập này, phần lớn chúng dành hết cuộc đời của nó ở đó.
Các giai đoạn phát triển bắt đầu là từ lươn thủy tinh với màu trong suốt. Cho đến giai đoạn trưởng thành da chúng biến đổi thành lươn màu vàng. Cuối cùng là đến lúc sinh sản, khi đó da chúng lại chuyển sang màu bạc. Lươn Châu Âu chỉ sinh sản môt lần trong suốt cuộc đời của nó.
Điều kỳ lạ nhất. Là sau một thời gian dài sinh sống trong đất liền với môi trường sống là nước ngọt, nước lợ (khoảng từ 5 – 25 năm). Khi lươn Châu Âu phát triển đến giai đoạn sinh sản. Chúng lại di cư bơi ngược dòng ra biển Sargasso (nơi chúng đã từng sinh ra) để đẻ trứng và chết luôn ở đấy. Có thể nói lươn Châu Âu là loài cá duy nhất trong đời, 2 lần vượt Đại Tây Dương. Đó là từ lúc sinh ra cho đến lúc chết.
Sinh trưởng của lươn thủy tinh
Lươn Châu Âu có thể sống hơn 80 năm và đạt chiều dài lên tới 130cm. Nhưng chiều dài trung bình của con trưởng thành thường khoảng 60-80 cm, khi chúng nặng khoảng 1-2 kg.
Khai thác lươn thủy tinh
Việc đánh bắt lươn thủy tinh chủ yếu diễn ra khi chúng di cư đến thềm lục địa, ở các cửa sông và vùng nước gần bờ. Ngày xưa, khi nghề đánh bắt lươn truyền thống để tiêu thụ tại địa phương của người dân bản địa. Họ thường chỉ tập trung đánh bắt vào những con lươn đã trưởng thành. Bởi họ cho rằng những con lươn thủy tinh bé không có giá trị để sử dụng.
Giá trị kinh tế của lươn thủy tinh
Từ 15 năm trở lại đây đã nở rộ lên nghề đánh bắt lươn thủy tinh, để xuất khẩu sang các thị trường Châu Á nhất là Trung Quốc và Nhật. Từ đó nó được vỗ béo trong các trang trại nuôi lươn, trước khi được đem bán ra thị trường. Nơi được cho là để làm những món ăn thời thượng của giới thượng lưu TQ.
Do đó đã đẩy giá của lươn thủy tinh ngày càng tăng vọt lên một cách nhanh chóng. Giá lươn hiện nay tại thị trường Trung Quốc, có thể được bán với giá 5.500 usd/kg. Tương đương với 132 triệu đồng, được cho là loài lươn đắt giá nhất thế giới.
Hiện trạng của lươn thủy tinh ở môi trường tự nhiên
15 năm qua. Cũng là những năm chứng kiến sự sụt giảm nhanh chóng, số lượng lươn di cư đến các hệ thống sông ở Châu Âu. Khiến cho loài cá này đi đến nguy cơ bị tuyệt chủng. Theo ước tính, số lượng lươn thủy tinh hiện nay đã giảm xuống chỉ còn 1% so với 20 năm về trước.
Nguyên nhân có thể do việc đánh bắt quá mức, do xây dựng các hệ thống tua bin thủy điện, nguồn nước bị ô nhiễm. Đáng chú ý nhất, là do những quá trình thay đổi của dòng chảy hải lưu Gulf Stream.
Kế hoạch bảo tồn
Năm 2007, EU đã thiết lập các biện pháp phục hồi đàn lươn Châu Âu. Đến năm 2010 họ đã cấm xuất khẩu loại lươn này. Thế nhưng, tại thị trường chợ đen vẫn nhộn nhịp. Nơi luôn luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của ”thượng đế”.